Bằng chứng Giả_thuyết_vụ_va_chạm_lớn

Hình động minh họa của Theia hình thành ở điểm L5 và sau đó va chạm. Quá trình được diễn tả trong vòng 1 năm (trước va chạm), làm Trái Đất hầu như không chuyển động. Nhìn từ cực Nam.

Bằng chứng gián tiếp của kịch bản va chạm này đến từ các loại đá được thu thập trong các cuộc hạ cánh xuống Mặt Trăng của chương trình Apollo, cho thấy tỷ lệ đồng vị ôxy giống với Trái Đất. Thành phần khoáng vật giàu anorthosit của lớp vỏ Mặt Trăng, cũng như sự tồn tại của các mẫu giàu KREEP, đã dẫn đến ý tưởng rằng một phần lớn của Mặt Trăng từng nóng chảy, và một cú va chạm lớn có thể dễ dàng cung cấp năng lượng để hình thành một đại dương macma như thế. Một vài bằng chứng cho thấy rằng nếu Mặt Trăng có lõi giàu sắt, nó phải nhỏ. Trong đó mật độ trung bình, momen quán tính, dấu hiệu của sự tự quay, và cảm ứng từ đều cho thấy bán kính lõi của nó nhỏ hơn 25% bán kính Mặt Trăng, trái với mức khoảng 50% của hầu hết các thiên thể khác. Điều kiện va chạm được cho là đã tạo thành một Mặt Trăng cấu tạo từ hầu hết lớp phủ của Trái Đất và thiên thể va chạm, với lõi của thiên thể sáp nhập với lõi Trái Đất, đã thoả mãn các ràng buộc momen động lượng của hệ Mặt Trăng-Trái Đất.[13]

Bụi khí ấm và giàu khí SiO, sản phẩm của vụ va chạm với vận tốc cao (>10 km/s) giữa hai thiên thể cấu tạo từ đá đã được phát hiện ở gần (khoảng 29 parsec) ngôi sao trẻ HD 172555 (khoảng 12 triệu năm tuổi) bởi Kính viễn vọng không gian Spitzer. Một vành đai bụi khí ấm thuộc khu vực giữa khoảng 0,25 AU và 2 AU của ngôi sao trẻ HD 23514 ở chòm Tua Rua giống như trên đã dự đoán được kết quả vụ va chạm giữa TheiaTrái Đất trẻ, và được coi như là kết quả của các thiên thể kích thước hành tinh va chạm với nhau [14], tương tự như với một vành đai bụi khí khác phát hiên xung quanh ngôi sao BD +20°307 (hay HIP 8920 hoặc SAO 75016).[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả_thuyết_vụ_va_chạm_lớn http://www.nature.com/nature/journal/v454/n7201/ab... http://space.newscientist.com/article/dn13836-did-... http://adsabs.harvard.edu/abs/1974Moon...11...53B http://adsabs.harvard.edu/abs/1975Icar...24..256M http://adsabs.harvard.edu/abs/1975Icar...24..504H http://adsabs.harvard.edu/abs/1976LPI.....7..120C http://adsabs.harvard.edu/abs/1987AREPS..15..271S http://adsabs.harvard.edu/abs/2000E&PSL.176...17H http://adsabs.harvard.edu/abs/2001Natur.412..708C http://adsabs.harvard.edu/abs/2001Sci...294..345W